Đang tải...

lang-vi
lang-en
lang-vi
27/09/2024

Tổng kết chiến dịch tuyên truyền bảo vệ phần mềm

Trong thời kỳ “kỹ thuật số”, việc sử dụng các thiết bị số công nghệ cao ngày càng trở nên phổ biến, hiện tượng vi phạm bản quyền phần mềm cũng xảy ra nhiều hơn. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương đối đầy đủ trong việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng còn chưa cao, nên tỷ lệ vi phạm bản quyền vẫn còn ở mức cao so với khu vực và thế giới.

Trước thực trạng đó, Cục Bản quyền tác giả, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) đã thực hiện CHIẾN DỊCH TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ BẢN QUYỀN PHẦN MỀM.

Việc phát động chiến dịch được tổ chức vào ngày 10/5/2011 tại Hà Nội và 12/05/2011 tại TP Hồ Chí Minh và ủy quyền cho luật gia Vũ Mạnh Hùng - Người đại diện sở hữu công nghiệp, thuộc CÔNG TY TNHH VŨ GIA VÀ CỘNG SỰ thực hiện việc tiếp xúc với các doanh nghiệp kinh doanh máy tính trên cả nước để tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp luật cho các đơn vị cũng như cung cấp các poster tuyên truyền tới các doanh nghiệp.

Qua thực tiễn thấy rằng, các kỹ thuật viên, người bán hàng là những người đưa ra ý kiến tư vấn, hướng dẫn cho người tiêu dùng và có tác động rất lớn tới ý thức của người tiêu dùng.

Sau 3 tháng phát động chiến dịch tuyên truyền và bảo vệ phần mềm trải dài từ Bắc vào Nam, Luật gia Vũ Mạnh Hùng đã gặp gỡ trao đổi với 39 doanh nghiệp, trao 230 poster, thực hiện 15 buổi training (trong đó, đứng đầu là Hà Nội với 18 công ty, 20 lần thăm, 176 poster đã trao, 8 buổi training và 89 học viên. Đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chính Minh với 16 công ty, 19 lần thăm, 42 poster đã trao, 5 buổi training và 58 học viên. Đà Nẵng đứng thứ ba với 29 học viên với 2 buổi training, gặp gỡ 4 công ty với 5 lần thăm và 10 poster đã trao. Cuối cùng là Vũng Tàu với 1 công ty, 01 lần thăm, 02 poster đã trao) đã tạo được hiệu quả tốt trong nhận thức của các công ty kinh doanh phần mềm về vấn đề bản quyền.

Các doanh nghiệp hầu như đều nhận thức được rõ vấn đề bảo vệ bản quyền và không hỗ trợ trong việc cài đặt các phần mềm bất hợp pháp.

Tại các buổi training, rất nhiều thành viên tham gia buổi học đã mạnh dạn đặt ra nhiều câu hỏi về luật sở hữu trí tuệ, về quyền tác giả… Tuy có nhiều câu hỏi đặt ra, nhưng phần lớn chất lượng câu hỏi chưa cao. Qua đó cũng cho thấy hiểu biết về luật Sở Hữu Trí Tuệ chung và luật bản quyền nói riêng còn chưa được kỹ càng. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đó là các thành viên đã rất quan tâm đến vấn đề về Quyền Sở hữu trí tuệ.

Qua những buổi truyên truyền như vậy cho thấy công tác tuyên truyền pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính nói riêng rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi đối tượng. Đặc biệt là nhóm người sử dụng thành quả sáng tạo. Theo đó, công tác  tuyên truyền pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và dành cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm tăng cường hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời cần có nhiều biện pháp tuyên truyền đến với người tiêu dùng hơn nữa để nâng cao nhận thức của họ đối với việc sử dụng bản quyền phần mềm.

Tuy nhiên, với thời gian ngắn và ý thức của người tiêu dùng như vậy, kết quả đạt được của chiến dịch là đáng khích lệ. Đây là cơ sở để đẩy lùi tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra hiện nay.

Bài viết liên quan

message zalo