Đang tải...
Doanh nghiệp đã biết quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ pháp lý nhưng vấn đề chi phí và thù lao luật sư cũng là một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là phí luật sư nước ngoài. Hiện nay thù lao cho luật sư nước ngoài dao động từ 200-500 USD cho một giờ làm việc và đối với doanh nghiệp Việt Nam thì khó mà chịu nổi.Trong các công ty lớn của nhà nước hay các công ty liên doanh, công ty nước ngoài việc có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý (lawyer in house) để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty hay văn phòng luật sư nào đó. Chưa kể chất lượng của luật sư cũng tương ứng với mức lương trả cho họ. Đồng thời các luật sư lại cảm thấy nhàm chán hay “cùn trình độ” nếu như sự cọ sát trong công việc hàng ngày được “va chạm” ít. Nếu chúng ta quay lại giải pháp là khi nào có vụ việc hoặc có vụ việc phát sinh thì đưa cho văn phòng luật sư tư vấn theo vụ việc thì lại trở về mốc ban đầu.
Việc thành lập riêng một phòng pháp luật sẽ đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao hay tuyển dụng riêng một vị trí luật sư trong doanh nghiệp lại chưa chắc đã đạt yêu cầu. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một hãng luật và ký hợp đồng tư vấn thương xuyên với họ. Theo đó, doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Tuy vậy, có một luật sư riêng cũng doanh nghiệp cũng rất tốt vì nếu một văn phòng luật sư được làm việc và cộng tác với người có trình độ pháp lý sẵn có sẽ thuận lợi hơn nhiều trong việc tìm tiếng nói chung để giải quyết công việc hiệu quả.
Theo ông Phạm Sỹ Sáu, trưởng phòng khai thác tác quyền của Nhà xuất bản Trẻ cho biết “doanh nghiệp của ông cũng có riêng một bộ phận pháp lý, công việc đã yêm tâm hơn rất nhiều tuy nhiên, đôi lúc vẫn cảm thấy thiếu khi bộ phận này va chạm vào những vẫn đề pháp lý không gặp thường xuyên. Đặc biệt khi va chạm vào thương trường quốc tế thì vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Nhà xuất bản Trẻ đã ký hợp đồng tư vấn thương xuyên và cho rằng đó là giải pháp hợp lý nhất trong hoàn cảnh hiện nay đối với doanh nghiệp cần sự tư vấn pháp lý”.
“Đừng để mất bò mới lo làm chuồng” khi doanh nghiệp có sự vụ mới đem vụ việc ra xem xét và nhờ luật sư thì cũng là sự đã rồi. Không thể vì tăng thêm chi phí mà bỏ qua sự tham vấn của luật sư.